Giỏ hàng

Câu hỏi thường gặp

 

MỘT SỐ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP LIÊN QUAN ĐẾN LINH CHI

1. Vì sao Linh chi có khả năng kháng ung thư hay cơ chế kháng ung thư của Linh chi?

Nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã công bố, tác dụng kháng ung thư của Linh chi có được là do tác dụng của hai nhóm hoạt chất chính có trong LC (polysaccharid và triterpenoid). Hai nhóm hoạt chất này tác động trên hệ miễn dịch, làm tăng cường khả năng miễn dịch, tăng hoạt động của các yếu tố miễn dịch của cơ thể, giúp cơ thể kháng lại tế bào ung thư. Bên cạnh đó, các hoạt chất này thúc đẩy quá trình chết theo chu trình của tế bào ung thư. Từ đó, ngăn chặn quá trình phát triền, xâm lấn và di căn của tế bào ung thư. Ngoài ra, Linh chi còn có tác dụng đào thải độc, bảo vệ gan, giúp cơ thể chống lại tia xạ, các yếu tố gây ung thư, từ đó ngăn ngừa sự xuất hiện của tế bào ung thư.

Bạn có thể tìm thêm các câu trả lời hoặc đặt câu hỏi cho các chuyên gia, dược sĩ của Trường Sinh TẠI ĐÂY

2. Các dược chất ở Nấm Linh chi và ở Bào tử Linh chi có khác nhau không?

Hoạt chất chính của nấm và bào tử không khác nhau về thành phần. Tuy nhiên, bào tử có hàm lượng cao hơn, do các hoạt chất chính chủ yếu tập trung ở cơ quan này.

3. Đối tượng nào nên sử dụng nấm và bào tử Linh chi?

Nấm và Bào tử đều cho tác dụng như nhau nếu dùng liều lượng phù hợp, các đối tượng sau đây đều dùng được nấm/bào tử:

  • Người khỏe mạnh muốn bảo vệ cơ thể khỏi sự tác động gây hại của hóa chất, tia UV, làm chậm quá trình lão hóa, giải độc cơ thể.
  • Phụ nữ muốn làm đẹp da, giảm cân.
  • Người già, dùng để tăng sức đề kháng, bồi bổ cơ thể.
  • Người mới ốm dậy.
  • Người bị ung thư, những người bị ung thư đang trải qua quá trình hóa trị, xạ trị. Đặc biệt là trường hợp bị ung thư gan, phổi và vú.
  • Người bị tăng huyết áp.
  • Người bị tăng đường huyết, tăng lipid huyết.
  • Người bị viêm gan, rối loạn chức năng gan.
  • Người bị bệnh Parkinson, Alzheimer.
  • Người bị mất ngủ, stress.

Tuy nhiên, Bào tử nấm tiện dụng hơn, cách dùng đơn giản. Do đó tùy vào điều kiện và sở thích của mỗi người, để lựa chọn nấm hay bào tử cho phù hợp.

4. Người hóa trị, xạ trị ung thư có nên dùng Linh chi không?

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, đối với bệnh nhân ung thư đang hóa xạ trị, Linh chi sẽ làm giảm các tác dụng không mong muốn trong quá trình điều trị. Đồng thời làm tăng sức đề kháng của cơ thể, từ đó làm tăng khả năng kháng ung thư. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến người có chuyên môn trước khi sử dụng.

Bạn có thể tìm thêm các câu trả lời hoặc đặt câu hỏi cho các chuyên gia, dược sĩ của Trường Sinh TẠI ĐÂY

5. Vì sao Linh chi chống được tia xạ và chất độc?

Tia xạ (UV) là một trong những nguyên nhân tạo ra các gốc tự do, gây ra đột biến, dẫn tới ung thư. Các hoạt chất có trong Linh chi sẽ trung hòa các gốc tự do, tăng đào thải các chất độc, đồng thời làm tăng hoạt động của các men chuyển hóa gốc tự do và chất độc trong cơ thể. Sau đó tăng quá trình đào thải qua gan.

6.  Linh chi giúp hỗ trợ điều trị kháng viêm gì?

Linh chi đã được chứng minh có tác dụng kháng viêm. Tác dụng này có được là do các hoạt chất của Linh chi có tác dụng ức chế quá trình hình thành các yếu tố gây viêm, từ đó làm giảm các phản ứng viêm trong cơ thể.

7. Linh chi chống lão hóa nghĩa là sao?

Một số công trình nghiên cứu đã công bố, cho thấy Linh chi có khả năng chống lão hóa (anti-aging). Một số tác nhân gây lão hóa như tia UV, gốc tự do, các yếu tố gây viêm… Các chất này làm tăng quá trình lão hóa và có khả năng gây ung thư. Linh chi có tác dụng chống oxy hóa, chống lại gốc tự do, ngăn cản các phản ứng viêm tác động lên tế bà. Tăng cường một số phản ứng miễn dịch. Từ đó làm tăng khả năng chống chịu của tế bào, làm chậm quá trình “già hóa” tế bào.

8. Người bị bệnh gan có nên dùng Linh chi không? Dùng trong bao lâu?

Một số nghiên cứu đã chứng minh Linh chi có tác dụng tăng đào thải chất độc, bảo vệ tế bào gan, kháng virus gây viêm gan, giảm các tác động gây hại cho tế bào gan. Do đó, Linh chi có tác dụng hỗ trợ trong điều trị viêm – xơ gan, giúp phục hồi tế bào gan.

Đối với người bị viêm gan có thể dùng liên tục theo liều hướng dẫn.

Bạn có thể tìm thêm các câu trả lời hoặc đặt câu hỏi cho các chuyên gia, dược sĩ của Trường Sinh TẠI ĐÂY

9. Người bị Đái tháo đường có nên dùng Linh chi không?

Linh chi có tác dụng hỗ trợ làm hạ và ổn định đường huyết. Đồng thời làm tăng đào thải chất độc ở gan và bảo vệ gan, ngăn chặn một số bệnh tim mạch như tăng huyết áp, xơ vữa mạch máu. Một số bệnh nhân đái tháo đường thường kèm theo bệnh lý gan và tim mạch. Do đó Linh chi là lựa chọn hợp lý cho bệnh nhân đái tháo đường.

10. Người cao huyết áp dùng Linh chi trong bao lâu thì có kết quả?

Một vài nghiên cứ báo cáo rằng, ở những bệnh nhân có THA sử dụng Linh chi có trị số huyết áp giảm đáng kể so với nhóm người bình thường thì trị số huyết áp thì không biến đổi. Điều này được giải thích do trong thành phần của nấm Linh chi có hoạt chất có khả năng chống lại men chuyển angiotensin – một men làm huyết áp tăng.

Cũng như các dược liệu khác, tác dụng của các dược liệu thường thể hiện sau 1-2 tuần sử dụng. Và đối với Linh chi, việc sử dụng là biện pháp hỗ trợ để ổn định và làm hạ huyết áp, bên cạnh đó ngăn ngừa các biến chứng do tăng huyết áp. Cho nên việc dùng Linh chi nên kéo dài và thường xuyên, có thể thay cho nước uống hằng ngày, dùng dưới dạng trà.

11. Người bị huyết áp thấp có dùng được Linh chi không?

Cho tới nay, chưa có bằng chứng cho thấy Linh chi làm hạ huyết áp ở những người có huyết áp thấp, trừ những người nhạy cảm quá mức.  Do đó tùy vào tình trạng cụ thể và ý kiến người có chuyên môn để được hướng dẫn sử dụng.

12. Linh chi có hỗ trợ điều trị nám da, tàn nhang không?

Có nghiên cứu báo cáo rằng, Linh chi có tác dụng làm sáng da (mặc dù cơ chế chưa được làm sáng tỏ), ngăn chặn tác hại của tia UV. Bên cạnh đó, Linh chi làm giảm các phản ứng viêm trên da, ngăn chặn nhiễm trùng da, mụn, các phản ứng tổn thương da, kích thích tái tạo da làm liền sẹo, ngăn ngừa thiếu máu cục bộ tại da do các tổn thương làm ảnh hưởng đến quá trình phục hồi da. Như vậy, Linh chi là lựa chọn hợp lý cho việc ngăn ngừa và giảm các vấn đề về da mặt bao gồm nám, tàn nhang và mụn.

Bạn có thể tìm thêm các câu trả lời hoặc đặt câu hỏi cho các chuyên gia, dược sĩ của Trường Sinh TẠI ĐÂY