Giỏ hàng

Mùa Covid nên hiểu về nồng độ Oxy trong máu

Nồng độ oxy trong máu (oxy động mạch) cho biết mức oxy có trong máu chảy qua các động mạch của cơ thể, được đo bằng cách Xét nghiệm ABG (Arterial Blood Gas Test) hoặc dùng máy đo SpO2 (saturation of peripheral oxygen). 

 

Xét nghiệm ABG (Arterial Blood Test)

Xét nghiệm ABG phải được làm trong bệnh viện vì các y tá, bác sĩ sẽ lấy máu từ động mạch, nơi có thể đo nồng độ oxy và carbon dioxide trước khi chúng xâm nhập vào các mô cơ thể. Do đó bạn sẽ bị đau một ít khi bị kim tiêm lấy máu, nhưng sẽ chính xác và, vì được đưa vào một máy ABG (máy phân tích khí máu) để lấy được các chỉ số, nên các bác sĩ sẽ có nhiều kết quả để chẩn đoán bệnh hơn:

  • Tăng oxy máu: được định nghĩa là nồng độ oxy trong máu trên 120 mmHg.
  • Phân áp oxy động mạch bình thường (PaO2): khoảng 75-100 mm thủy ngân (75-100 mmHg).
  • Giảm oxy máu: khi mức giảm xuống dưới 75 mmHg.
  • Cần bổ xung oxy: mức dưới 60 mmHg.

 

Máy đo SpO2 (máy đo xung) 

máy đo SpO2

Máy đo SpO2 là một thiết bị y tế nhỏ, di động và tiện dụng. Chỉ cần kẹp máy đo vào giữa bất kỳ ngón tay nào trong vài giây là bạn sẽ thấy kết quả hiển thị trên màn hình của máy. Cách này thường được sử dụng khi bác sĩ chỉ đơn giản muốn biết nồng độ oxy trong máu của bạn hoặc để theo dõi phản ứng của cơ thể bạn với một số loại thuốc, xem bạn có cần bổ sung oxy hay không.

Nồng độ oxy bình thường trong máy đo SpO2 nằm trong khoảng từ 95% đến 100%. Lưu ý: Mức bình thường có thể thay đổi nếu bạn bị rối loạn phổi. Bác sĩ có thể cho bạn biết mức độ nào là bình thường đối với bạn.
Não sẽ bị ảnh hưởng khi mức SpO2 giảm xuống dưới 80-85%.
Bạn sẽ bị tím tái khi mức SpO2 giảm xuống dưới 67%.

Trường hợp SpO2 thấp hơn 92% phản ánh tình trạng máu thiếu oxy nghiêm trọng. Lúc này, bạn cần được cho hỗ trợ hô hấp, cho thở oxy bằng máy tạo oxy hoặc oxy y tế trong bình chuyên dụng. Nếu đã thở oxy với lưu lượng 5-10 lít/phút mà chỉ số SpO2 không cải thiện, không đạt trên 92% thì bạn đang đứng trước nguy cơ suy hô hấp phải can thiệp mức cao hơn, bắt buộc phải nhập viện.

Khi phải tự chăm sóc sức khoẻ ở nhà vì là F1 hay F0 thì bạn nên tìm mua một máy đo này và thường xuyên theo dõi chỉ số SpO2 của mình. Tuy nhiên, kết quả đo có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố như máy đã quá cũ, bạn sơn móng tay móng chân, bạn bị run rẩy, bạn cử động khi đo, bạn bị sốc, tụt huyết áp...

Máy đo SpO2 hiện nay được sản xuất bởi nhiều hãng, giá thành khác nhau. Các loại máy cầm tay sử dụng tại gia đình giá từ 300.000 đồng đến 5 triệu đồng. Loại máy chuyên dụng dùng tại các cơ sở y tế có khoảng 10 triệu đồng.

 

Nguyên nhân nào làm cho nồng độ oxy trong máu trở nên thấp?

Nồng độ oxy trong máu có thể xuống thấp do các vấn đề dưới đây:

A. Mức ôxy trong không khí thấp: Ôxy trong khí quyển trở nên cực kỳ thấp ở các độ cao như vùng núi.

B. Giảm khả năng hấp thụ oxy của cơ thể. Điều này có thể do các tình trạng phổi:

  • Bệnh hen suyễn
  • Khí phế thũng (tổn thương các túi khí trong phổi)
  • Viêm phế quản
  • Viêm phổi
  • Tràn khí màng phổi (rò rỉ không khí trong không gian giữa phổi và thành ngực)
  • Hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS)
  • Phù phổi (phổi sưng lên do tích tụ chất lỏng)
  • Xơ phổi (sẹo phổi)
  • Bệnh phổi kẽ (một nhóm lớn các rối loạn phổi thường gây ra sẹo tiến triển ở phổi)
  • Nhiễm virus như COVID-19

C. Các điều kiện khác bao gồm:

  • Thiếu máu
  • Ngưng thở khi ngủ (tạm thời ngừng thở khi ngủ)
  • Hút thuốc

D. Suy giảm khả năng cung cấp máu có oxy cho phổi từ tim: Nguyên nhân phổ biến nhất là do bệnh tim bẩm sinh (dị tật tim bẩm sinh).

 

Những dấu hiệu và triệu chứng của thiếu oxy máu là gì?

triệu chứng khó thở

Thiếu oxy máu có thể làm phát sinh nhiều dấu hiệu và triệu chứng tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nó. Các dấu hiệu và triệu chứng này bao gồm:

  • Nhức đầu (nhẹ đến nặng)
  • Khó thở
  • Chóng mặt
  • Ho khan
  • Thở khò khè (thở kèm theo tiếng rít hoặc ran rít trong lồng ngực)
  • Sự hoang mang
  • Tim đập loạn nhịp
  • Tím tái (màu hơi xanh ở da, móng tay và môi)

Không có đủ nồng độ oxy trong máu dẫn đến việc cung cấp oxy không đủ cho các cơ quan và mô của cơ thể. Giảm oxy máu nghiêm trọng có thể trở nên nguy hiểm. Nếu không được điều trị sớm, nó có thể ảnh hưởng đến não hoặc tim.

 

Giảm oxy máu được điều trị như thế nào?

Có hai cách điều trị như sau:

  1. Điều trị các tình trạng cơ bản: Điều trị nguyên nhân gây giảm oxy máu là phần quan trọng nhất của liệu pháp mang lại hiệu quả lâu dài. Thường thì thuốc sẽ được đưa qua ống thở trong quá trình điều trị.
  2. Liệu pháp oxy: Bạn có thể thở bình oxy nhưng cần biết cách kiểm soát áp suất oxy.

 

Làm thế nào bạn có thể ngăn ngừa chứng giảm oxy máu?

khoẻ cùng thiên nhiên

Dưới đây là một số bước bạn có thể thực hiện để giúp ngăn ngừa tình trạng giảm oxy máu:

 

Tài liệu:
Lược dịch từ: https://www.medicinenet.com/
ABG test là gì? https://en.wikipedia.org/